Thursday, 02 October 2014 07:57

Sách Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư

Read 46968 times

Với kinh nghiệm thực tế nhiều năm làm việc và giảng dạy về kỹ thuật PET/CT tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, và Bộ môn Y học hạt nhân -trường Đại học Y hà Nội, GS.TS. Mai Trọng Khoa đã biên soạn và xuất bản cuốn sách “Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư”. Cuốn sách cung cấp một cách hệ thống các kiến thức cần thiết bao gồm nguyên lý và cấu tạo của máy PET và PET/CT, điều chế và sản xuất các đồng vị phóng xạ bằng máy gia tốc vòng và sản xuất các dược chất phóng xạ tại các mođun hóa dược phóng xạ.

Giới thiệu sách

Nhờ kỹ thuật ghi hình cắt lớp đơn photon (Single photon emission tomography: SPECT) và ghi hình cắt lớp phát positron (Positron Emission Tomography: PET), y học hạt nhân đang đồng hành cùng các chuyên khoa lâm sàng khác trong công việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Từ những năm 1980, PET bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng. Nhưng mãi đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước (sau 1997) nhờ sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ nhất là trong lĩnh vực chế tạo các đầu dò (detector) nhậy gồm các tinh thể BGO (Bismuth Germanat Oxy) hay LSO (Litetium Oxyorthosilicate) và trong sản xuất các dược chất phóng xạ mới với các hợp chất hữu cơ khác nhau, tiếp theo là sự ra đời của tổ hợp PET/CT gắn máy PET với CTscanner, kỹ thuật này mới tạo ra bước đột phá trong chẩn đoán bệnh và nghiên cứu khoa học. Từ đó, PET/CT đã giúp khắc phục một số khó khăn, hạn chế của SPECT trong tim mạch học, mở ra một triển vọng mới cho chuyên ngành thần kinh, tâm thần, đặc biệt đã mang lại lợi ích rất lớn trong ung thư lâm sàng và nghiên cứu sinh bệnh học ung thư. Sở dĩ đạt được hiệu quả như vậy vì hình ảnh PET/CT với các dược chất phóng xạ thích hợp cung cấp các thông tin về hấp thu, vận chuyển và chuyển hóa của các phân tử sinh học như các acid amin, protein, gen, các tế bào, mô và phủ tạng. Nhờ đó, từ hình ảnh PET/CT có thể nắm bắt được các thông tin về chức năng liên quan đến sinh bệnh học của phân tử, tế bào và mô ung thư cũng như cơ chế tác dụng của các tác nhân điều trị… Cho đến nay, ứng dụng của PET/CT trong ung thư học khá rộng rãi kể cả trong lâm sàng cũng như nghiên cứu sinh bệnh học ung thư.

Kỹ thuật PET/CT ra đời đã mang lại những lợi ích rất to lớn bởi vì hình ảnh của PET/CT giúp xác định sớm tính chất, đặc điểm của khối u và di căn của nó, cung cấp thông tin chính xác để sắp xếp giai đoạn bệnh, phát hiện sớm tái phát bệnh sau điều trị, đánh giá đáp ứng điều trị và lựa chọn phương thức hoặc phác đồ điều trị thích hợp. Đặc biệt có thể dùng hình ảnh PET/CT trong mô phỏng lập kế hoạch xạ trị, nhất là trong kỹ thuật xạ trị điều biến liều (Intensitive moderation radiotherapy: IMRT).

Vì lợi ích to lớn đó nên máy PET và PET/CT đã nhanh chóng được trang bị ở hầu hết các nước trên thế giới. Người ta cho rằng chẳng bao lâu nữa tỷ lệ máy PET và PET/CT có thể đạt đến 1 đến 3 máy cho 1 triệu dân ở các nước phát triển. Từ năm 2009, PET/CT đã phát triển ở Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta, số lượng máy PET/CT và các máy gia tốc vòng (cyclotron) để sản xuất các đồng vị phóng xạ dược chất phóng xạ cho các máy PET đang có xu hướng ngày càng tăng. Hiện các thiết bị này đã có ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và sẽ sớm được lắp đặt thêm ở miền trung và một số địa điểm khác. Việc sử dụng kỹ thuật này ở nước ta hiện nay và trong tương lai gần chủ yếu vẫn tập trung vào ung thư lâm sàng. Sách báo, tài liệu trên thế giới về PET/CT trong ung thư có khá nhiều. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có cuốn sách chuyên khảo nào đề cập đến kỹ thuật này ngoài cuốn “Atlas PET/CT một số bệnh ung thư ở người Việt Nam” lần đầu tiên được xuất bản của PGS. TS. Mai Trọng Khoa.

Trước tình hình đó, với kinh nghiệm thực tế nhiều năm làm việc và giảng dạy về kỹ thuật PET/CT tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, và Bộ môn Y học hạt nhân -trường Đại học Y hà Nội, GS.TS. Mai Trọng Khoa đã biên soạn và xuất bản cuốn sách “Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư”.

Cuốn sách cung cấp một cách hệ thống các kiến thức cần thiết bao gồm nguyên lý và cấu tạo của máy PET và PET/CT, điều chế và sản xuất các đồng vị phóng xạ bằng máy gia tốc vòng và sản xuất các dược chất phóng xạ tại các mođun hóa dược phóng xạ. Phần chính của cuốn sách là phân tích chi tiết các đặc điểm hình ảnh PET/CT trong hầu hết các loại ung thư. Đó là kết quả của cả một quá trình làm việc nghiêm túc, tập hợp các kết quả nghiên cứu và các kiến thức thu nhận được của chính bản thân tác giả trong suốt quá trình làm việc mình. Đây là một công trình rất công phu, nghiêm túc và hữu ích, kết quả từ sự lao động miệt mài của một cán bộ khoa học , nhiệt tình, hăng say, tâm huyết, yêu nghề và nhiều sáng tạo. Nội dung của cuốn sách chứa đựng một số lượng lớn các công trình nghiên cứu của tác giả về ứng dụng PET/CT trong nhiều loại ung thư khác nhau và hoàn toàn là của các bệnh nhân ung thư là người Việt Nam. Vì vậy, quyển sách sẽ là một tài liệu chuyên khảo quý giá về ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong lâm sàng cho nhiều loại bệnh ung thư khác nhau ở Việt Nam.

Tôi xin trân trọng và vui mừng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc và hy vọng cuốn sách sẽ rất hữu ích cả về lý thuyết và kinh nghiệm thực hành cho các đồng nghiệp đang hoạt động trong chuyên ngành ung thư và Y học hạt nhân, đặng góp phần vào công cuộc phòng chống căn bệnh ung thư nguy hiểm một cách có hiệu quả ở nước ta.

 

Người giới thiệu

GS.TSKH. Phan Sỹ An
Chủ tịch Hội Vật lý Y học Việt Nam
Phó chủ tịch Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam

Tóm tắt sách

Lời nói đầu

Hiện nay, bệnh ung thư đang là một vấn đề lớn về sức khỏe trên toàn thế giới cũng như ở nước ta, là một gánh nặng thực sự cho cộng đồng. Theo ước tính tổ chức y tế thế giới (WHO), hằng năm có khoảng hơn 10 triệu người mắc bệnh ung thư và có khoảng hơn 6 triệu người chết do căn bệnh này. Dự báo, những con số này sẽ ngày càng tăng trong những năm tới.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nên nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại đã được áp dụng cho chuyên ngành Ung thư và Y học hạt nhân ở nước ta, trong đó có kỹ thuật PET (PET: Positron Emission Tomography - Chụp cắt lớp phát bức xạ positron) và kỹ thuật PET kết hợp với CT (Computed Tomography: chụp cắt lớp vi tính): PET/CT. Sự ra đời của hệ thống máy PET/CT thực sự đã trở thành một phương tiện rất hữu ích cho công tác chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh như ung thư, tim mạch, thần kinh...

Ở nước ta trong thời gian qua, kỹ thuật PET/CT đã và đang được ứng dụng rất hiệu quả và chủ yếu trong lĩnh vực ung thư. Hiện nay, một số thành phố lớn và bệnh viện đã có PET/CT cũng như các máy gia tốc vòng để cung cấp dược chất phóng xạ cho các máy PET/CT. Dự kiến trong thời gian tới, nhu cầu ứng dụng PET/CT trong lâm sàng ngày càng tăng không chỉ trong lĩnh vực ung thư mà cả trong những lĩnh vực khác như thần kinh, tim mạch... Trong tương lai gần, một số cơ sở y tế khác cũng sẽ có thêm trang bị PET/CT và Cyclotron. Như vậy, nhu cầu hiểu biết về PET/CT là rất lớn nhưng các tài liệu về PET/CT ở nước ta chưa nhiều. Năm 2012, tác giả đã biên soạn và xuất bản quyển sách đầu tiên về PET/CT ở nước ta với nhan đề “Atlas PET/CT một số bệnh ung thư ở người Việt Nam”.

Nhằm cung cấp thêm tài liệu về PET/CT ứng dụng trong trong lâm sàng cho các đồng nghiệp và các độc giả ở nước ta, tác giả đã biên soạn cuốn sách “Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư” với hy vọng cùng chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp chuyên ngành ung thư, Y học hạt nhân và các chuyên ngành khác.

Cuốn sách gồm 16 chương bao gồm các vấn đề sau đây:

1)Giới thiệu về sự phát triển và lợi ích của kỹ thuật chụp cắt lớp phát positron (PET/CT) trên thế giới và ở nước ta, cơ sở khoa học của kỹ thuật, thiết kế và cấu tạo chi tiết máy cũng như cách thức sản xuất các đồng vị phóng xạ phát positron trong các máy gia tốc vòng (cyclotron) dùng cho PET.

2)Kinh nghiệm thu được trong phân tích hình ảnh PET/CT và các đặc điểm của chúng ở từng loại ung thư khác nhau ở người Việt Nam.

   Mặc dù hạn chế về thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng chúng tôi cũng đã cố gắng đề cập đến hầu hết các bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam bao gồm từ u não, ung thư đầu mặt cổ, lymphoma ác tính non Hodgkin, melanoma, ung thư phổi, vú, đường tiêu hóa trên, đại trực tràng, sinh dục nữ, tuyến tiền liệt và dương vật, ung thư chưa rõ nguyên phát v.v.. Đặc biệt chúng tôi có đề cập đến vai trò của PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị trên máy gia tốcc với kỹ thuật 3D và điều biến liều (IMRT).

3)Những điều cần thiết về kiểm soát và an toàn bức xạ khi làm việc với PET và PET/CT.

Cuốn sách này là tài liệu đầu tiên ở nước ta đã đề cập một cách khá toàn diện về ứng dụng PET/CT trong ung thư lâm sàng. Đặc biệt trong cuốn sách chứa đựng một số lượng không nhỏ các công trình nghiên cứu của tác giả về PET/CT trong lĩnh vực ung thư. Tất cả các số liệu nghiên cứu và hình ảnh của các bệnh nhân ung thư trong các công trình nghiên cứu và trong cuốn sách này là người Việt Nam đều được thực hiện tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai.

Để có được những dữ liệu phục vụ cho việc xuất bản cuốn sách này, tác giả đã dành phần lớn thời gian và công sức của mình để trực tiếp tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu về PET/CT trên nhiều loại bệnh nhân ung thư khác nhau. Các công trình nghiên cứu này đã được báo cáo và đăng tải ở các hội nghị, các tạp chí trong nước và quốc tế. Tác giả cũng đã tiến hành so sánh đánh giá các kết quả nghiên cứu của mình với nhiều tác giả nước ngoài trên cùng một chủ đề. Vì vậy cuốn sách sẽ là một tài liệu chuyên khảo hữu ích về PET/CT trên các bệnh nhân ung thư là người Việt Nam cho các đồng nghiệp trong và ngoài chuyên ngành Ung thư và Y học hạt nhân ở nước ta.

Để quyển sách được ra đời, hoàn thành và đến tay được bạn đọc, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, khuyến khích động viên rất lớn của nhiều đồng nghiệp.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các giáo sư, bác sỹ, kỹ sư, cử nhân, cử nhân điều dưỡng, các đồng nghiệp ở Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai; Bộ môn Y học hạt nhân – Đại học Y Hà Nội cũng như các đồng nghiệp công tác trong và ngoài bệnh viện Bạch Mai, về sự giúp đỡ to lớn, quý báu và hiệu quả. Đó là PGS. TS. Trần Đình Hà, TS. Lê Chính Đại, PGS. TS Trần Xuân Trường, ThS Nguyễn Thành Chương, ThS. Nguyễn Hữu Khiêm, ThS Phạm Văn Thái, ThS. Phạm Cẩm Phương, ThS Nguyễn Quang Hùng, ThS. Trần Ngọc Hải, ThS Vương Ngọc Dương, ThS. Nguyễn Thế Thu, ThS. Ngô Trường Sơn, BS Nguyễn Xuân Thanh, BS Ngô Thùy Trang, KS Trần Văn Thống, KS Nguyễn Văn Thảo, v.v.

Đặc biệt, tác giả xin hết sức trân trọng và biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ quý báu, chân tình, vô tư và hiệu quả của GS.TSKH. Phan Sỹ An, BS Trần Hải Bình, ThS. Nguyễn Thị The, Cử nhân Vũ Lệ Thương, CN Đinh Thu Thủy (Bộ môn Y học hạt nhân – Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai) trong suốt quá trình tác giả viết và hoàn thiện quyển sách này.

Chắc chắn rằng cuốn sách vẫn còn những khiếm khuyết, mặc dù tác giả đã rất cố gắng, nhưng do kinh nghiệm, hiểu biết còn hạn chế. Vì vậy tác giả rất mong nhận ược sự góp ý và chỉ giáo của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.

Xin trân trọng cảm ơn.

 

GS. TS. MAI TRỌNG KHOA
Phó Giám đốc – Bệnh viện Bạch Mai
Trưởng Bộ môn Y học hạt nhân – Trường Đại học Y Hà Nội
Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - BV Bạch Mai
Thành viên chính thức (Active Member) Hội ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) và Hội xạ trị lâm sàng Hoa Kỳ (ASTRO)

MỤC LỤC

 
CHƯƠNG 1. PET VÀ PET/CT - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG
1. SỰ RA ĐỜI, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PET, PET/CT VÀ MÁY GIA TỐC VÒNG (CYCLOTRON)
2. VAI TRÒ CỦA PET VÀ PET/CT TRONG CHUYÊN NGÀNH Y HỌC HẠT NHÂN
3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG PET, PET/CT HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á
 
3.1. Tình hình sử dụng và nhu cầu về PET và PET/CT
 
3.2. Tình hình phát triển và sử dụng máy gia tốc vòng (Cyclotron) trên thế giớ
 
3.3. Phương hướng phát triển của y học hạt nhân (YHHN) trên thế giới
 
CHƯƠNG 2. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ CÁC THIẾT BỊ CHI TIẾT CỦA MÁY PET VÀ PET/CT
1. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA GHI HÌNH BẰNG MÁY PET (PET: POSITRON EMISSION TOMOGRAPHY – GHI HÌNH CẮT LỚP BẰNG POSITRON)
 
1.1. Sự phát xạ positron và nguyên tắc trùng phùng
 
1.2. Các cấu hình detector PET và thiết kế của máy PET
 
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng máy PET
 
1.4. Xử lý dữ liệu và định lượng trong PET (Data Processing and Quantification in PET)
 
1.5. Hiệu chỉnh, tái tạo hình ảnh và định lượng
 
1.6. Tái tạo hình ảnh
2. HÌNH ẢNH KẾT HỢP PET/CT
 
2.1. Sự thách thức của PET đơn thuần
 
2.2 Thiết kế máy PET/CT
 
2.3. Các thành phần của PET/CT
 
2.4. Thu thập dữ liệu PET/CT
3. CÁC HỆ THỐNG MÁY PET VÀ PET/CT HIỆN NAY
4. XU HƯỚNG THIẾT KẾ MÁY PET TRONG TƯƠNG LAI
 
4.1. Khuyng hướng tương lai trong chế tạo thiết bị PET
 
4.2. Khuynh hướng tương lai trong chế tạo PET/CT
 
4.3. Xu hướng mới cho các ứng dụng lâm sàng
5. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRONG CHỤP PET/CT
 
5.1. Kiểm tra khi tiếp nhận máy PET-CT
 
5.2. Kiểm tra chất lượng máy PET-CT 
 
5.3. Kiểm tra đặc tính của hệ thống PET/CT
 
5.4. Kiểm tra liều chiếu xạ cho bệnh nhân khi chụp PET/CT
 
5.5. Lưu giữ hồ sơ 
6. CHỈ ĐỊNH, QUY TRÌNH VÀ CÁC BƯỚI TIẾN HÀNH CHỤP PET/CT
 
6.1. Chỉ định
 
6.2. Quy trình kỹ thuật
 
6.3. Các bước tiến hành 
 
CHƯƠNG 3. DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ DÙNG CHO PET VÀ PET/CT
1. HẠT NHÂN PHÓNG XẠ DÙNG CHO PET
 
1.1. Quãng chạy của positron
 
1.2. Các phản ứng hạt nhân
2. CÁC MÁY GIA TỐC VÒNG (CYCLOTRON) SẢN XUẤT ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ PHÁT POSITRON
 
2.1. Nguyên lý cơ bản của máy gia tốc vòng
 
2.2. Tách chùm tia
 
2.3. Các phản ứng hạt nhân trong sản xuất một số hạt nhân phát positron
 
2.4. Các hạt nhân (đồng vị phóng xạ: ĐVPX) phát positron
3. HÓA PHÓNG XẠ VÀ ĐIỀU CHẾ DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ DÙNG CHO PET
 
3.1. Các tiền chất hữu cơ dùng trong PET
 
3.2. Hóa phóng xạ của 18F
 
3.3. Hóa phóng xạ của 11C
 
3.4. Hóa phóng xạ của các hạt nhân kim loại phóng xạ
 
3.5. Các module tổng hợp tự động
4. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ DÙNG CHO PET
 
4.1. Hoạt độ riêng (Specific Activity: SA)
 
4.2. Không chất mang (carrier free: CF)
5. CƠ CHẾ TẬP TRUNG VÀ KHU TRÚ TRONG TẾ BÀO CỦA DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ DÙNG TRONG PET
6. MỤC ĐÍCH THĂM KHÁM BẰNG PET VÀ CÁC DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ LIÊN QUAN
 
6.1. Thăm dò tưới máu cơ quan/tổ chức
 
6.2. Thăm dò chuyển hoá
 
6.3. Tổng hợp DNA
 
6.4. Hệ thống dẫn truyền thần kinh
 
6.5. Giảm oxy huyết
 
6.6. Bộc lộ gen
 
6.7. Ghi hình gen
7. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA GHI HÌNH KHỐI U BẰNG MÁY PET
8. HẤP THU FDG SINH LÝ TẠI CÁC CƠ QUAN Ở NGƯỜI VIỆT NAM BÌNH THƯỜNG
 
8.1. Vùng đầu mặt cổ
 
8.2. Vùng ngực
 
8.3. Vùng bụng và tiểu khung
 
CHƯƠNG 4. PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN
1. ĐẠI CƯƠNG
2. GIÁ TRỊ CỦA PET/CT TRONG U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN
 
2.1. Chẩn đoán u lympho ác tính
 
2.2. Đặc điểm hấp thu FDG của u lympho ác tính
 
2.3. Xác định giai đoạn bệnh
 
2.4. PET/CT mô phỏng lập kế hoạch xạ trị
 
2.5. Theo dõi, đánh giá đáp ứng đáp ứng điều trị
 
CHƯƠNG 5. PET VÀ PET/CT TRONG U NÃO
1. GHI HÌNH NÃO VỚI 18FDG – PET VÀ PET/CT
2. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM CỦA GHI HÌNH PET VỚI 18FDG          
3. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA GHI HÌNH NÃO BẰNG 18FDG-PET
4. VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ KHỐI U
5. PET/CT CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT U THẦN KINH ĐỆM (GLIOMAS)
6. PET/CT GIÚP SINH THIẾT ĐỊNH VỊ (STEREOSTATIC BRAIN BIOPSY)
7. CHẨN ĐOÁN ĐỘ ÁC TÍNH CỦA KHỐI U NÃO
8. PET/CT TRONG TIÊN LƯỢNGT BỆNH
9. PET/CT CHẨN ĐOÁN TÁI PHÁT
10. QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ
11. TƯƠNG LAI CỦA PET, PET/CT
 
CHƯƠNG 6. PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐẦU VÀ CỔ
1. ĐẠI CƯƠNG
2. KỸ THUẬT GHI HÌNH PET TRONG UNG THƯ ĐẦU VÀ CỔ
3. VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG UNG THƯ ĐẦU VÀ CỔ
 
3.1. Ung thư biểu mô không rõ nguyên phát
 
3.2. Đánh giá giai đoạn trước điều trị
 
3.3. Phát hiện bệnh tái phát và theo dõi đáp ứng với điều trị
 
3.4. Hình ảnh PET/CT mô phỏng trong lập kế hoạch xạ trị ung thư đầu mặt cổ
 
CHƯƠNG 7. PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN
PHẦN I. PET/CT TRONG UNG THƯ THỰC QUẢN
1. ĐẠI CƯƠNG
2. GIÁ TRỊ CỦA PET/CT TRONG UNG THƯ THỰC QUẢN
 
2.1. Chẩn đoán ung thư tiên phát và hạch vùng
 
2.2. Phát hiện di căn xa
 
2.3. Theo dõi đáp ứng điều trị
 
2.4. Phát hiện tái phát
 
2.5. Mô phỏng bằng hình ảnh PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị ung thư thực quản
PHẦN II. PET/CT TRONG UNG THƯ DẠ DÀY
1. ĐẠI CƯƠNG
2. PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
PHẦN III. PET/CT TRONG UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT
1. ĐẠI CƯƠNG
2. PET/CT TRONG UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT
PHẦN IV. PET/CT TRONG UNG THƯ TỤY
 
CHƯƠNG 8. PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI
1. ĐẠI CƯƠNG
2. HÌNH ẢNH PET VÀ HÌNH ẢNH KẾT HỢP PET/CT
3. UNG THƯ PHỔI KHÔNG PHẢI TẾ BÀO NHỎ (NON SMALL CELL LUNG CANCER: NSCLC)
 
3.1. Khối nhân rắn của phổi (Solitary Pulmonary Nodule: SPN)
 
3.2. Đánh giá giai đoạn T của ung thư nguyên phát
 
3.3. Đánh giá giai đoạn hạch trung thất
 
3.4. Đánh giá giai đoạn di căn xa
 
3.5. Mô phỏng lập kế hoạch xạ trị
 
3.6. Theo dõi đáp ứng của phương pháp điều trị
 
3.7. Ung thư phổi tái phát
 
3.8. Hiệu quả    
4. UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ (SMALL CELL LUNG CANCER: SCLC)
5. U TRUNG BIỂU MÔ MÀNG PHỔI ÁC TÍNH (MALIGNANT PLEURAL MESOTHELIOMA)
 
CHƯƠNG 9. PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
1. ĐẠI CƯƠNG
2. HÌNH ẢNH PET VÀ HÌNH ẢNH KẾT HỢP PET/CT
 
2.1. PET và PET/CT với chẩn đoán ung thư vú nguyên phát
 
2.2. Phân giai đoạn hạch nách
 
2.3. Đánh giá giai đoạn
 
2.4. Đánh giá phương pháp điều trị
 
2.5. Phát hiện tái phát và di căn
 
2.6. PET/CT mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vú
 
CHƯƠNG 10. PET/CT TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
1. CHẨN ĐOÁN U NGUYÊN PHÁT VÀ PHÂN CHIA GIAI ĐOẠN
2. CHẨN ĐOÁN BỆNH TÁI PHÁT
3. PHÁT HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TỔN THƯƠNG DI CĂN
4. THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ
5. GIÁ TRỊ CỦA FDG-PET/CT ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP
6. PET/CT MÔ PHỎNG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ
7. VAI TRÒ CỦA FDG-PET TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
8. MỘT SỐ DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ MỚI DÙNG CHO PET
 
CHƯƠNG 11. PET/CT TRONG UNG THƯ PHỤ KHOA
1. UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
2. UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
 
CHƯƠNG 12. PET VÀ PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT VÀ UNG THƯ DƯƠNG VẬT
1. GIÁ TRỊ CỦA PET VÀ PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
 
1.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
 
. PET trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt:
 
1.3. Các dược chất phóng xạ dùng trong ghi hình UTTTL
 
Giá trị của PET trong phân giai đoạn đầu của UTTTL
 
1.5. PET và PET/CT trong phát hiện tái phát tại chỗ sau điều trị
2. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG KỸ THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU (IMRT) VÀ PET/CT MÔ PHỎNG
3. GHI HÌNH PET/CT VỚI 18F- FDG ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN BỆNH TRONG UNG THƯ DƯƠNG VẬT
 
3.1. Phân tích kết quả nghiên cứu
 
3.2. Triển vọng
 
CHƯƠNG 13. PET/CT TRONG UNG THƯ HẮC TỐ DA (MELANOMA)
1. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH BẰNG 18FDG-PET CHO UNG THƯ HẮC TỐ DA
2. CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ HẮC TỐ DA BẰNG 18FDG-PET/CT
 
CHƯƠNG 14. PET VÀ PET/CT TRONG UNG THƯ CHƯA RÕ NGUYÊN PHÁT
1. 18FDG- PET TRONG UNG THƯ CHƯA RÕ NGUYÊN PHÁT
2. 18FDG - PET/CT TRONG UNG THƯ CHƯA RÕ NGUYÊN PHÁT
 
2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình ghi hình và chất lượng hình ảnh PET/CT
 
2.2. Vai trò của 18FDG-PET/CT trong ung thư chưa rõ nguyên phát
 
CHƯƠNG 15. VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ
1. GIỚI THIỆU
2. CHỈ ĐỊNH XẠ TRỊ
3. VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ
4. HÌNH ẢNH PET VÀ PET/CT TRONG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ
 
4.1. Phương pháp thu nhận và đọc thông tin
 
4.2. Đọc phim PET và PET/CT
 
4.3. Sử dụng hình ảnh PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị
 
4.4. Xác định thể tích u cho quá trình lập kế hoạch xạ trị
 
4.5. Tiên lượng đáp ứng điều trị
 
4.6. Theo dõi đáp ứng điều trị
5. TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH ẢNH PET ĐỐI VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
6. LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ VỚI PET/CT MÔ PHỎNG
7. CÁC DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ MỚI
8. XU HƯỚNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XẠ TRỊ IMRT VỚI HÌNH ẢNH PET/CT
 
CHƯƠNG 16. AN TOÀN BỨC XẠ KHI LÀM VIỆC VỚI SPECT/CT VÀ PET/CT
1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ TRONG Y TẾ
 
1.1. Một số nguyên tắc để xây dựng tiêu chuẩn an toàn bức xạ
 
1.2. Giới hạn liều trong an toàn bức xạ
 
1.3. Nguy cơ nhiễm xạ trong từ các nguồn phóng xạ hở
 
1.4. Các nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với nguồn bức xạ kín (nguồn phát tia X, tia gamma...)
 
1.5. Các nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với nguồn phóng xạ hở [1,2,4]
 
1.6. Bảo vệ bệnh nhân
 
1.7. Bảo vệ môi trường
 
1.8. Các nội quy an toàn bức xạ
2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC AN TOÀN BỨC XẠ   KHI SỬ DỤNG SPECT, SPECT/CT,   PET VÀ PET/CT
 
2.1. Che chắn bảo vệ đối với SPECT & SPECT/CT và PET & PET/CT
 
2.2. Đo liều cho bệnh nhân
 
2.3. Một số điểm cần lưu ý
3. AN TOÀN BỨC XẠ VỚI MÁY GIA TỐC VÒNG (CYCLOTRON)

Download

Sách này không thể download

Liên hệ...


Tem dan Don vi Gen tri lieu 1

logo bach mai 2

Tiêu điểm

Hỗ trợ  

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com
Hotline: 1900575758 phím 2

Clip

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Quảng cáo

Banner

Hình ảnh tiêu biểu

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Thống kê

Members : 18108
Content : 1268
Web Links : 3
Content View Hits : 358444